ĐẠI CƯƠNG CÁC ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO ĐẦU VÀ CỔ

Đại cương các động mạch cấp máu cho đầu và cổ
 Tải bản PDF bài viết: Tải về
Tài liệu tham khảo: 


A. Đại cương
   - bên phảithân ĐM cánh tay đầu sẽ phân nhánh là động mạch cảnh chung phảiđộng mạch dưới đòn phải (Khi nó lên nền cổ ở ngay sau khớp ức đòn phải).
   - bên trái động mạch cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái trực tiếp từ cung động mạch chủ đi lên.
   - Động mạch dưới đòn mang máu đi nuôi chi trên có các nhánh bên tới cấp máu cho một phần vùng cổ và cho cả não.


    - Hệ động mạch cảnh gồm có 2 động mạch cảnh chung phải và trái, khi tới bờ trên sụn giáp chia thành 2 nhánh tận:
            +Động mạch cảnh trong cấp máu cho phần trong hộp sọ: não và mắt.
            +Động mạch cảnh ngoài cấp máu cho phần ngoài hộp sọ: đầu mặt và một phần cổ.
    - Hệ động mạch dưới đòn thành:
            + ĐM đốt sống cấp máu cho não
            + ĐM nách cấp máu cho chi trên


B. HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH
   - Tách trực tiếp hoặc gián tiếp từ cung động mạch chủ, nằm ở vùng cổ trước bên.
I. Động mạch cảnh chủng (Arteria Carotis communis) -ĐM cảnh gốc
   -Là động mạch lớn đi qua vùng cổ lên cấp máu cho đầu mặt và não. Động mạch không nhánh bên nên thắt động mạch này nguy hiểm.
1. Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng 
   - Ở 2 bên khác nhau:
         + Bên phải tách từ thân động mạch cánh tay đầu ngay sau khớp ức đòn.
         + Bên trái tách trực tiếp từ cung động mạch chủ nên có thêm một đoạn ở ngực (dài hơn và nằm sâu hơn bên phải).


   - Cả hai động mạch từ nền cổ đi lên hơi chếch ra ngoài dọc hai bên khí quản và thực quản, tới bờ trên sụn giáp ( ngang mức đôi sống  C4) thì phình ra gọi là phình cảnh (xoang động mạch cảnh) rồi chia đôi thành động mạch cảnh trong động mạch cảnh ngoài. Xoang cảnh thường lấn tới cả phần đầu động mạch cảnh trong.
   - Trong thành của xoang cảnh có tiểu thể cảnh, có các sợi thần kinh đặc biệt đi vào cực trên tiểu thể cảnh (tách từ hạch cổ trên, từ dây thần kinh 9, 10 hoặc 12) nên nó được coi như một thụ cảm hoá học đáp ứng với sự thay đổi nồng độ oxy trong máu và làm thay đổi huyết áp động mạch.


2. Liên quan
   - Chia làm 2 đoạn liên quan:
a. Đoạn ngực
   - Chỉ có ở bên trái từ cung động mạch chủ đến sau khớp ức đòn trái.
b. Đoạn cổ
   - Hai bên giống nhau từ khớp ức đòn trở lên.
   - Liên quan gần: động mạch cùng với tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh lang thang được bọc chung trong một bao mạch gọi là bao cảnh.
   - Bờ trước cơ ức đòn chũm là mốc để tìm động mạch.
   - ĐMcảnh chung chỉ đi qua cổ và thường không cho nhánh bên nào.Có 2 nhánh tận là:
             + ĐM cảnh trong
             + ĐM cảnh ngoài
II. Động mạch cảnh ngoài
   - Là ngành lên tận của động mạch cảnh chung cấp máu cho hầu hết các phần ngoài hộp sọ.    
   - Động mạch cảnh ngoài có nhiều nhánh bên và vòng nối, có thể thắt được.
1. Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng
: 
   - Từ phình cảnh ngang mức bờ trên sụn giáp chạy lên trên, ra ngoài tới sau cổ xương hàm dưới tận hết bằng cách chia 2 nhánh tận :
        + Động mạch thái dương nông
        + Động mạch hàm trên.


2. Các nhánh
   - Cho các nhánh:
        + ĐM giáp trên
        + ĐM lưỡi
        + ĐM hầu lên
        + ĐM mặt
        + ĐM chẩm
        + ĐM tai sau
        + ĐM hàm trên
        + ĐM thái dương nông

2.1. Động mạch giáp trên:
   - Xuất phát ngay dưới mức sừng lớn xương móng và tận cùng ở tuyến giáp.
   - Chức năng: Nuôi phần trên tuyến giáp và phần kế cận.

2.2. Động mạch lưỡi
   - Xuất phát ở sau sừng lớn xương móng, tận cùng ở đỉnh lưỡi.
   -Chức năng:Cấp máu cho lưỡi.
2.3. Động mạch hầu lên
   -Nhỏ nhất, xuất phát tại mặt trong động mạch cảnh ngoài, đi giữa động mạch cảnh trong và hầu, đến nền sọ.
   -Chức năng: Nuôi thành bên sau hầu.
2.4. Động mạch mặt
   -Xuất phát trong tam giác cảnh, trên động mạch lưỡi một chút, đến bờ dưới thân xương hàm dưới thì ra trước cơ cắn chạy ngoằn ngoèo lên vùng mặt.
   -Chức năng:Cấp máu cho các cơ bám da mặt, hạnh nhân khẩu cái, khẩu cái mềm và túi lệ.
2.5. Động mạch chẩm
   -Xuất phát gần đối diện với động mạch mặt, gần bờ sau bụng sau cơ nhị thân, cho nhánh vào nhánh chũm nhánh chẩm.
   -Chức năng:Cấp máu cho vùng sau đầu và gáy rồi tiếp nối với động mạch cổ sâu.
2.6. Động mạch tai sau
   - Xuất phát khoảng giữa bụng sau cơ nhị thân và trâm móng.
   -Chức năng: Cấp máu cho tai ngoài và vùng sau tai.
2.7. Động mạch thái dương
   -Chạy lên trước bình nhĩ, bắt chéo mỏm gò má rồi phân ra các nhánh.
   - Chức năng:Cấp máu cho nửa da đầu và cơ thái dương
2.8. Động mạch hàm trên
   -Đi từ sau cổ lồi cầu xương hàm dưới,vào vùng chân bướm hàm, trên đường đi động mạch tách ra thành 14 nhánh bên và 1 nhánh tận.
   - Chức năng: Cấp máu cho màng nhĩ, màng não, các cơ nhai, cho rang hàm, miệng, vòm hầu và cánh mũi.
III. Động mạch cảnh trong:
   - Là động mạch chính cấp máu cho não mắt nên thắt nguy hiểm vì não không chịu được thiếu máu kéo dài.
1. Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng
   - Nguyên uỷ:ở ngang mức bờ trên sụn giáp, tương ứng với đốt sống C4.
   - Ðường đi và tận cùng:tiếp tục hướng đi lên qua vùng hàm hầu, tới mặt dưới nền sọ thì chui vào sọ qua ống động mạch cảnh trong xương đá, rồi vào xoang tĩnh mạch hang và tận hết ở mỏm yên trước bằng cách chia làm 4 nhánh cùng. Đường đi ngoằn ngoèo tránh dòng máu phụt mạnh lên não. 
2. Liên quan 
   - Chia làm 3 đoạn:
         + Ngoài sọ
         + Trong xương đá
         + Trong sọ


a. Đoạn ngoài sọ
   - ĐM ở phía trên cổ đi trong khoang hàm hầu, trước các cơ trước sống và các mỏm ngang đất sống và bốn dây thần kinh sọ cuối cùng (IX, X, Xi, XII) ngoài tĩnh mạch cảnh trong.
        +Đoạn cổ: động mạch đi trong tam giác Farabeuff nằm giữa động mạch cảnh ngoài và tĩnh mạch cảnh trong.
        + Ở vùng hàm hầu: đi phía trong hoành trâm dọc theo thành bên hầu.
        + Ở nền sọ: nằm trước tĩnh mạch cảnh trong, có dây thần kinh thiệt hầu, thần kinh lang thang, thần kinh phụ thoát ra ở lỗ rách sau; thần kinh dưới lưỡi thoát ra ở lỗ lồi cầu sau đi giữa động mạch và tĩnh mạch.
b. Đoạn trong xương đá
   - Động mạch chạy trong ống động mạch cảnh, lúc đầu hướng thẳng lên rồi cong ra trước vào trong, có đám rối thần kinh giao cảm, đám rối tĩnh mạch bao quanh động mạch. Ở đây, động mạch chạy sát thành trước của hòm tai.
c. Đoạn trong sọ 
   - Vào sọ ở đỉnh xương đá động mạch cảnh trong lướt qua lỗ rách trước, rồi cùng với dây thần kinh số VI chui vào xoang tĩnh mạch hang (thần kinh số VI đi ở phía ngoài ĐM), động mạch chạy cong hình chữ S và liên quan với các dây ngần kinh III, IV, nhánh mắt và nhánh hàm trên (của dây thần kinh V) ở thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang.
  - Khi tới đầu trước của xoang hang động mạch chọc qua màng não cứng ở trong mỏm yên trước rồi vòng ra sau ở dưới dây thần kinh thị giác tới khoang thủng trước thì chia thành các ngành cùng.

3
. Nhánh bên 
   - Ở cổ động mạch không cho nhánh bên.
   - Ở trong xương đá tách nhánh cảnh như vào hòm nhĩ cấp máu cho màng nhĩ.
   - Ở trong sọ lánh động mạch mắt cấp máu cho ổ mắt và nối với động mạch mặt.
4. Nhánh tận
   - Động mạch não trước (a. cerebrianterior) cấp máu cho mặt trong não.
   - Động mạch não giữa (a. cerebrimedia) cấp máu cho mặt ngoài não.
   - Động mạch thông sau (a. comnumicans posterior) nối với động mạch đại não sau cấp máu cho mặt dưới não.
   - Động mạch màn mạch trước (a. choride anterior) tham gia đám rối mạch mạc trong mái não thất III.
C. ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
   - Là động mạch lớn nằm ở vùng trên đòn là vùng trung gian nối giữa thân mình, đầu mặt cổ và chi trên, có nhiều nhánh bên và vòng nối nên có thể thắt được. Động mạch dưới đòn cấp máu chủ yếu cho chi trên. Ngoài ra động mạch còn cấp máu cho não, nền cổ và thành ngực.
I. Nguyên ủy, đường đi, tận cùng 
   - Động mạch dưới đòn phải tách từ thân động mạch tay đầu.
   - Động mạch dưới đòn trái tách trực tiếp từ cung động mạch chủ nên dài hơn và có thêm một đoạn ở trong ngực. Động mạch dưới đòn trái đi lên trong trung thất trên, đến sau khớp khớp ức đòn trái, vẽ một đường cong lõm xuống dưới ở nền cổ.
   - Cả hai động mạch dưới đòn ở nền cổ uốn cong từ sau khớp ức đòn, chạy hình vòng cung ở trước đỉnh phổi đến sau điểm giữa xương đòn thì đổi tên thành động mạch nách. Điểm cao nhất của động mạch cách xương đòn 18mm.
   - Động mạch dưới đòn tách ra 5 nhánh lần lượt từ trong ra ngoài (hầu hết đều được tách ra ở đoạn sau cơ bậc thang trước).


1. Động mạch đốt sống
   - Tách ở mặt trên của động mạch dưới đòn gần nguyên uỷ của động mạch, đi lên trên chui qua lỗ mỏm ngang 6 đốt sống cổ trên (CVI - CI) rồi vòng ra sau khối bên đốt đội, qua lỗ chạm vào trong sọ hợp với động mạch đốt sống bên đối diện thành thân động mạch nền (a. basilaris) nằm trên rãnh nền ở mặt trước cầu não, tới rãnh cầu cuống chia thành 2 động mạch đại não sau và được nối với động mạch thông sau tham gia vòng nối đa giác Willis, để nuôi dưỡng cho não. Ngoài ra còn tách nhánh nuôi dưỡng cho thân não, vùng trước sống và chui vào nuôi dưỡng cho tiểu não.

2. Động mạch ngực trong - động mạch vú trong 
   - Tách ở mặt dưới của động mạch dưới đòn rồi đi phía sau thân tĩnh mạch cánh tay đầu, sau khớp ức sườn đòn xuống ngực ở sau các sụn sườn cách bờ ức l,25cm tách nhánh liên sườn trước. Khi đi tới đầu trong khoang liên sườn 6 thì chia thành động mạch hoành cấp máu cho cơ hoành và động mạch thượng vị trên xuống bụng nối với động mạch thượng vị dướicủa động mạch chậu ngoài.
3
. Thân sườn cổ - động mạch cổ trên sườn
   - Tách ra ở mặt sau của ĐM dưới đòn đi tới đầu sau xương sườn I thì chia làm 2 nhánh:
           +Nhánh cổ sâu để đì tới cấp máu cho các cơ vùng cổ sâu
           + Động mạch gian sườn trên cùng đi vào 3 khoang liên sườn trên I, II, III.
4. Thân giáp cổ
- thân giáp nhị cổ vai 
   - Tách ở mặt trên của động mạch dưới đòn và chia ngay thành 4 nhánh:
          + Động mạch giáp dưới: lên nuôi dưỡng cho tuyến giáp, cận giáp và vùng kế cận (thanh quản, khí quản).
          + Động mạch trên vai: cũng đi ở phía sau cơ bậc thang trước rồi chạy dọc theo xương đòn tới khuyết qua xuống khu vai sau để cấp máu cho vùng sau vai và nối với động mạch vai dưới của động mạch nách.
          + Động mạch ngang cổ  (ĐM cổ ngang nông)tách ra 2 nhánh cấp máu cho cơ thang.
          ĐM cổ lên: đi trước cơ bậc thang, nhánh này có thể tách ra từ động mạch giáp dưới.
5. Động mạch vai sau
   - Là nhánh duy nhất tách ở đoạn ngoài cơ bậc thang, đi tới góc trên xương bả vai rồi dọc theo bờ trong xương xuống dưới để nối với động mạch vai dưới của động mạch nách.

II. Vòng nối
   - Động mạch dưới đòn được tiếp nối rất rộng rãi:
         (1) Với động mạch cảnh trong: ở đa giác Willis (ĐM não sau với nhánh thông sau).
         (2) Với động mạch cảnh ngoài:
               + Ở tuyến giáp và vùng gáy (động mạch giáp dưới và động mạch giáp trên)
               + Ở vùng gáy (động mạch sườn cổ và động mạch chẩm).
         (3)Với động mạch nách: có 2 vòng nối:
               + Ở vai:vai trên, vai sau với vai dưới.
               + Ở ngực:ngực trong với ngực ngoài.
         (4)Với động mạch chủ ngực: ngực trong - động mạch liên sườn.
         (5)Với động mạch chậu ngoài: động mạch thượng vị trên - động mạch thượng vị dưới.
         (6)Với động mạch dưới đòn bên đối diện: nhánh giáp dưới, ngang cổ và nhánh đất sống.
--> Vì động mạch dưới đòn có nhiều vòng nối nên thắt ít gây tai biến.


1. ĐM cảnh trong
2. ĐM cảnh ngoài
3. ĐM giáp trên
4. ĐM giáp dưới
5. ĐM vú trong
6. ĐM trên sườn
7. ĐM chủ bụng
8. ĐM thượng vị
9. ĐM vai dưới
10. ĐM nách
11. ĐM vú ngoài
12. ĐM vai sau
13. ĐM vai trên

14. ĐM thân cổ trên sườn
15. ĐM chăm
16. ĐM đốt sống
 D. Cấp máu cho đại não:
   - Là hệ  2 ĐM cảnh trong và ĐM nền tiếp nối nhau => Vòng ĐM não (Đa giác Willis)
I. Đại cương :
(Sẽ có bài cụ thể về cấp máu cho đại não)
   - Phía trước: 2ĐM não trước (của ĐM cảnh trong) nối với nhau bằng ĐM thông trước.
   - Phía sau: 2ĐM não sau (nhánh tận ĐM nền) nối với ĐM não giữa ( Của động mạch cảnh trong) qua ĐM thông sau.
1. Động mạchcho trám não:
   - Hành não:nhận máu từ ĐM đốt sống
   -Cầu não: nhận máu từ ĐM nền hoặc động mạch của tiểu não
   - Tiểu não:nhận máu từ 3 cặp động mạch: tiểu não trên, tiểunão dưới sau, tiểu não dưới trước.
2. Động mạch của trung não:gồm các nhánh tách từ động mạch nền động mạch não sau.
3. Động mạch của gian não, đoan não: Chia làm 2 loại chính:
   - ĐM vỏ não
   - ĐM trung ương
   - Ngoài ra còn có các ĐM mạch mạc(trong các não thất)
   - Phần não sau phát triển với thành lưng bị toạc rộng hình trám (để tạo thành não thất IV) được gọi là trám não--> Trám não gồm: hành não, cầu não, tiểu não vây quanh não thất IV.
   - Mặt khác cầu não, hành não, trung não lại nằm trên 1 trục nên chúng được gọi chung là thân não.
   - Gian não là phần não phát sinh từ não trước, bị vùi vào giữa hai bán cầu đại não. Gian não bao gồm đồi não và vùng hạ đồi, quây quanh não thất III.
   - Ðoan não gồm hai bán cầu đại não, nặng từ 1000 - 2000g, chiếm khoảng 85% trọng lượng toàn não bộ. Ðây là phần não phát sinh từ não trước, phát triển mạnh nhất, vùi lấp phần gian não vào giữa nó.

II. Các động mạch vỏ não:
1. ĐM não trước:
   - Cấp máu chủ yếu cho mặt trong bán cầu đại não. ĐM này cho các nhánh vỏ: nhánh ổ mắt, nhánh trán, nhánh đỉnh.
2. ĐM não giữa:
   - Đi vào rãnh bên ở mặt ngoài bán cầu đại não và cấp máu cho gần hết vùng mặt ngoài. Các nhánh vỏ của ĐM não giữa là các nhánh ổ mắt, nhánh trán, nhánh đỉnh, nhánh thái dương.
 3. ĐM não sau:
   - Là nhánh cùng của động mạch nền, lượn ra ngoài ở mặt dưới cuống đại não, cấp máu cho mặt dưới của thùy thái dương và thùy chẩm. Các nhánh vỏ: nhánh thái dương, nhánh chẩm, nhánh đỉnh chẩm.

III. Các ĐM trung ương:
   - Tách từ động mạch não trước, não giữa và não sau cấp máu cho các nhân nền (nhân đuôi, nhân bèo , nhân trước tường), gian não cà não thất III.
   -Riêng các nhánh tách từ ĐM não giữa còn gọi là các nhánh vân. Thường xảy ra xuất huyết ở các nhánh này.
IV. Các động mạch mạch mạc:
   -Nhánh ĐM mạch mạc trước tách từ ĐM cảnh trong và nhánh mạch mạc tách từ động mạch não sau, chúng tạo nên các tấm mạch mạc của não thất bên, thất ba và não thất IV.

IV. Hệ tĩnh mạch
   - Các tĩnh mạch của đâu và cổ chia thành 2 nhóm:
         + Nhóm nông dẫn lưu máu từ các phân bên ngoài.
         + Nhóm sâudẫn máu các cấu trúc trong ra.
   - Tất cả các tĩnh mạch dù nông hay sâu đều đổ vào tĩnh mạch cảnh trong hay tĩnh mạch dưới đòn, hoặc đổ trực tiếp vào thân tĩnh mạch tay đâu nền cổ. Qua tĩnh mạch tay đâu, tất cả máu của đu và cổ vềtim.
Các tĩnh mạch nông
Tĩnh mạch sâu
TM mặt
TM mặt chung
TM sau hàm dưới
TM cảnh ngoài
.......
- Các TM não và xoang màng chứng
- Các TM sâu ở cổ
A. Tĩnh mạch nông
   -  Nhận máu ở đâu mặt cổ gồm có:
          + Hệ tĩnh mạch cảnh
          + Hệ tĩnh mạch đốt sống.
1. Hệ tĩnh mạch đốt sống:
    - Nằm ở vùng sau gáy gồm tĩnh mạch đốt sống tĩnh mạch cổ sau. Bắt nguồn từ các
đám rối tĩnh mạch ở vùng dưới ch
m, vùng cổ sâu theo động mạch đốt sống xuống dưới bắt chéo động mạch dưới đòn đổ vào thân tĩnh mạch tay đâu.
2. Hệ tĩnh mạch cảnh:
a. Tĩnh mạch cảnh trong 
   - Bắt đầu từ hố tĩnh mạch cảnh và là sự tiếp nối của xoang tĩnh mạch sigma, ở lỗ rách sau ở nền sọ thu toàn bộ máu tĩnh mạch trong hộp sọ. Tĩnh mạch đi xuống cổ đi theo động mạch cảnh trong và tiếp theo là động mạch cảnh chung xuống cổ hợp tĩnh mạch dưới đòn tạo nên hội lưu tĩnh mạch Pirogob.
   - Tĩnh mạch cảnh trong dọc theo bờ ngoài động mạch cảnh chung và được bọc bởi bao cảnh chung với động mạch cảnh chung và thần kinh lang thang.
b. Tĩnh mạch cảnh ngoài
   - Do sự hợp lưu của tĩnh mạch tai saunhánh sau của tĩnh mạch sau hàm, tĩnh mạch cảnh ngoài đi chếch xuống dưới và ra sau, bắt chéo mặt ngoài cơ ức đòn chạm xuống đổ vào tĩnh mạch dưới đòn ở gần hội lưu Pirogob.
c. Tĩnh mạch sau hàm
   - Được tạo bởi sự nối lại của tĩnh mạch thái dương nôngtĩnh mạch thái dương giữa, tĩnh mạch đi qua phía sau ngành xuống xương hàm dưới. Gần góc hàm tĩnh mạch chia làm:              
           + Nhánh trướcnối với tĩnh mạch mặt tạo thành tĩnh mạch mặt chung.
           + Nhánh saunối với tĩnh mạch tai sau tạo thành tĩnh mạch cảnh ngoài.
d. Tĩnh mạch mặt 
   - Tĩnh mạch mặt bắt đầu từ góc trong ổ mắt, theo rãnh mũi má, đến bờ trước cơ cắn và qua tam giác dưới hàm đến bờ trên xương móng, đổ vào tĩnh mạch mặt chung.
e. Tĩnh mạch mặt chung
   - Là một thân tĩnh mạch ngắn, nằm trong tam giác cảnh là sự nối tiếp của tĩnh mạch mặtnhánh trước của tĩnh mạch sau hàm, rồi đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. Tĩnh mạch mặt chung còn nhận các nhánh tĩnh mạch giáp trên, tĩnh mạch hầu, tĩnh mạch dưới lưỡi hoặc tĩnh mạch lưỡi.

Hệ tĩnh mạch cảnh có 4 đặc điểm chung:
   - Hệ tĩnh mạch không dập khuôn theo hệ động mạch.
   - Dẫn máu ở đầu mặt cổ và sọ não về tim trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạch liên lạc
   - Tĩnh mạch dính chặt vào các cân cổ nên dễ rách và toạc rộng gây tràn khí tắc mạch.
   - Tiếp nối rộng rãi với nhau nên có thể thay thế nhau nếu một tĩnh mạch bi tắc choặc thắt. 
 B. Tĩnh mạch sâu (TM của não)
   -  Không có van và không đi kèm theo động mạch mà chúng tạo thành mạng tĩnh mạch chạy trong màng mềm rồi qua khoang dưới nhện đổi vào xoang màng cứng. (sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng sau). gồm:
               + Các tĩnh mạch của đại não
               + Các tĩnh mạch của tiểu não
               + Các tĩnh mạch của thân não
1. TM của trám não và trung não: tạo nên các mạng tĩnh mạch tương ứng để đổ vào các xoang màng cứng .
2. Các TM của tiểu não:Gồm tĩnh mạch tiểu não trên và dưới đổ vào TM não lớn.
3. Các tĩnh mạch vỏ não: nằm trên vỏ não trong các rãnh gồm:
   + Các TM não trên: nhận máu ở mặt trong và mặt ngoài của bán cầu đại não.
   + Các TM não dưới: nhận máu ở mặt dưới và phần dưới của mặt ngoài bán cầu đại não.
   + TM não giữa nông:từ mặt ngoài bán cầu đại não chạy trong rãnh bên xuống mặt dưới và đổ và xoang tĩnh mạch hang.
   + Các TM trung ương: nhận máu từ các phần sâu của não, tập trung đổ về TM não lớn ( do 2 tĩnh mạch não trong hợp thành).
   + Các xoang màng cứng: là các xoang chứa máu tĩnh mạch do lớp ngoài cốt mạc xương xọ và màng não cứng tạo nên. Các xoang có tác dụng dẫn lưu máu từ não và hộp sọ ra các tĩnh mạch ở cổ và cột sống gồm:
          Xoang dọc trên, xoang dọc dưới, xoang thẳng, xoang chẩm, hộ lưu xoang, đám rối nền, xoang ngnag, xoang sigma, xoang đá trên, xoang đá dưới, xoang hang.
   - Các tĩnh mạch liên lạc nối giữa các xoang màng cứng ở trong sọ với các tĩnh mạch ở ngoài sọ.


C. Bạch huyết đầu mặt cổ:
   - Bạch huyết nông của đầu và cổ dẫn lưu từ da sau khi đi qua các hạch sẽ đổ vào hạch cổ nông
   - Bạch huyết sâu dẫn lưu từ niêm mạc đổ vào hạch cổ sâu.
   - Nhìn chung bạch huyết đều tập chung về nhóm cảnh trong rồi từ đó đổ về lưu Pirogob, thân bạch huyết hoặc đổ gián tiếp qua ống ngực, ống bạch.



 Tải bản PDF bài viết: Tải về
Tài liệu tham khảo: 

---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---
---theo dõi tại: kienthucykhoacuatoi.blogspot.com---


Đăng nhận xét

0 Nhận xét