Chapter I: Giải thích một số vấn đề hay gặp trên lâm sàng
Tài bản PDF: Tải về
Tài liệu tham khảo:
2. Hệ bài tiết
5. Máu và các chế phẩm từ máu -bacsinoitru.vn
Câu 1: Cơ chế vã mồ hôi trong hạ glucose máu?
Câu 2: Chỉ định truyền máu và 1 dơn vị (250ml) cung cấp bao nhiêu Hb, HCT?
Câu 1: Cơ chế vã mồ hôi trong hạ glucose máu?
Câu 2: Chỉ định truyền máu và 1 dơn vị (250ml) cung cấp bao nhiêu Hb, HCT?
(ICU 1/11/2018)
Câu 1: Cơ chế vã mồ hôi trong hạ glucose máu? |
A.Đại cương mồ hôi:
https://mohoinhieu.vn/bai-viet/thong-tin-benh/sinh-ly-bai-tiet-mo-hoi.html
I. Sự bài tiết mồ hôi:
1. Các tuyến bài tiết mồ hôi
- Có hai loại tuyến mồ hôi:
+ Tuyến eccrine:(tạo chất mồ hôi) có kích thước nhỏ, phân bố đều khắp trên bề mặt da. Tuyến này chỉ tiết ra hỗn hợp nước muối dùng để làm mát khi cơ thể bị quá nhiệt.
+ Tuyến apocrine(tạo mùi cho mồ hôi): tuyến này có kích thước lớn hơn nhưng ít hơn, chỉ xuất hiện tại một số vùng nhất định như nách, rốn, cơ quan sinh dục... Thành phần mồ hôi của apocrine tạo ra không phải hỗn hợp nước muối mà gồm protein, chất béo, và steroid . Các chất này bị vi khuẩn phân hủy và tạo ra mùi hôi cơ thể.
II. Sinh lý của sự bài tiết mồ hôi
- Tuyến mồ hôi được kiểm soát bởi hai cơ chế: cơ chế thần kinh và thể dịch.
1. Cơ chế thần kinh: trực tiếp kích thích sự bài tiết mồ hôi.
- Hệ thống giao cảm kiểm sóat sự bài tiết mồ hôi: khi bị kích thích làm tăng tiết mồ hôi. Các tuyến có thể bị kích thích đồng thời bởi các catecholamin và chất kháng cholinergic.
- Các trung tâm ở tủy sống và não: trung tâm chính nằm ở vùng dưới đồi-Trung tâm điều hòa nhiệt có vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt.
Các hạch | chi phối các tuyến mồ hôi |
D1 đến D4 | đầu và cổ |
D2 đến D8 | chi trên |
D6 đến D10 | thân mình |
D11 và D12 | chi dưới |
2. Cơ chể thể dịch (hormone):
- Cơ chế này chủ yếu tác động trên thành phần bài tiết mồ hôi, cho phép sự bài tiết mồ hôi giúp duy trì cân bằng nước - điện giải.
3. Thành phần của mồ hôi
- Mồ hôi là một dung dịch muối nhược trương (99% là nước). Thành phần dung dịch này sẽ thay đổi tùy thuộc vị trí, điều kiện đổi mới, kiểu kích thích bài tiết và sự đáp ứng của từng người.
III. Các yếu tố kích thích sự bài tiết mồ hôi
1. Nhiệt độ:
- Có liên quan đến số lượng tuyến mồ hôi bị kích thích, và sự gia tăng kích thước của mỗi tuyến: thân mình chiếm 50% lượng mồ hôi bài tiết bởi nhiệt, chi dưới chiếm 25%, và 25% còn lại là do chi trên và đầu. Một số vùng đặc biệt tuyến mồ hôi hoạt động rất mạnh như : trán, lưng và giữa ngực. Do đó, thân mình tham gia trước tiên vào sự đáp ứng bài tiết mồ hôi do nhiệt.
2. Do tâm lý:
- Chỉ xuất hiện khi bị stress do cảm xúc, còn gọi là “lạnh toát mồ hôi”. Sư bài tiết mồ hôi này có nguồn gốc trung ương, xảy ra rất nhanh( dưới 20 giây), liên quan đến sự co thắt của các tuyến bài tiết mồ hôi. Vị trí xuất hiện cũng rất đặc biệt, thường là lòng bàn tay, háng, nách. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường cao trên 31oC thì ra mồ hôi cũng có thể là khắp người.
3. Do vị giác:
- Thường xảy ra ở người bình thường khi ăn ớt cay. Mồ hôi đầu tiên bài tiết ở mặt, lan ra cổ, đôi lúc lan đến phần trên thân mình, phụ thuộc vào cung phản xạ tủy.
B. Đại cương hệ giao cảm
I. Phân loại:
- Về mặt chức năng, hệ thần kinh có thể chia làm 2 phần:
+ Hệ thần kinh tự chủ (động vật): thực hiện chức năng cảm giác và vận động.
+ Hệ thần kinh thực vật (tự động hay dinh dưỡng): thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng, mạch máu, tuyến mồ hôi... cũng như sự dinh dưỡng của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể kể cả hệ thần kinh và được thực hiện một cách tự động tuy nhiên không hoàn toàn tuyệt đối vì hệ thần kinh thực vật còn chịu sự chi phối của vỏ não (Trong thực tế, vỏ não có thể điều khiển một số chức năng của hệ thần kinh tự động).
II. Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự động:
- Hệ thần kinh tự động được chia làm 2 phần:
Đáp ứng chọn lọc của catecholamin tại các mô
Cơ quan hoặc mô | Receptor | Tác dụng |
Cơ tim | beta 1 | Tăng lực co bóp và nhịp |
Mạch máu | alpha beta 2 | Comạch Giãn mạch |
Thận | Beta | Tăng giải phóng renin |
Ruột | alpha, beta | Giảm vận động và tăng trương lực cơ thắt |
Tụy | alpha beta | Giảm bài tiết insulin và glucagon Tăng bài tiết insulin và glucagon |
Gan | Beta | Tăng phân giải glycogen |
Mô mỡ | Beta | Tăng phân giải lipid |
Hầu hết các mô | Beta | Tăng tạo năng lượng |
Da | Alpha | Tăng bài tiết mồ hôi |
Phế quản | beta 2 | Giãn phế quản |
Tử cung | alpha beta 2 | Co cơ Giãn cơ |
- Kích thích giao cảm có tác dụng trực tiếp làm trực tiếp làm bài tiết nhiều men,song nó lại gây co mạch đến tuyến nên làm giảm bài tiết về lượng.
- Các dây hậu hạch giao cảm chi phối tuyến mồ hôi lẽ ra tiết ra adrenalin, nhưng lại tiết ra Acetylcholin.
- Kích thích giao cảmlàm tăng tiết mồ hôi nhưng kích thích phó giao cảm lại không có tác dụng này. Các sợi giao cảm đến tuyến mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân là sợi adrenergic, còn các sợi giao cảm đến các tuyến mồ hôi khác là sợi cholinergic.
- Hơn nữa các tuyến mồ hôi lại bị kích thích bởi vùng dưới đồi có tác dụng điều hoà quá trình thải nhiệt (trung khu phó giao cảm) giãn mạch ngoại vi tăng tiết mồ hôi nên sự bài tiết mồ hôi có thể được coi là thuộc chức năng của hệ phó giao cảm tuy nhiên lại chịu tác động kích thích của hệ giao cảm.
III. Điều hoà bài tiết
- Hơn nữa các tuyến mồ hôi lại bị kích thích bởi vùng dưới đồi có tác dụng điều hoà quá trình thải nhiệt (trung khu phó giao cảm) giãn mạch ngoại vi tăng tiết mồ hôi nên sự bài tiết mồ hôi có thể được coi là thuộc chức năng của hệ phó giao cảm tuy nhiên lại chịu tác động kích thích của hệ giao cảm.
III. Điều hoà bài tiết
- Trong điều kiện cơ sở hai hormon adrenalin và noradrenalin được bài tiết ít nhưng trong tình trạng stress, lạnh, đường huyết giảm hoặc kích thích hệ giao cảm thì tuyến tuỷ thượng thận tăng bài tiết cả hai hormon này.
C. Hạ Glucose máu
I. Đặc điểm sinh lý:
- Khi lượng glu máu < 3,9 mmol/l (< 70 mg/dl) đã bắt đầu được xem là có hạ glucose máu.
- Triệu chứng hạ glucose máu thường xảy ra khi glucose huyết tương khoảng 2,7-3,3 mmol/l. Tuỳ theo mức glucose trong huyết tương sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng. Nếu glucose huyết tương lúc đói < 2,8 mmol/l (50 mg/dl) là hạ glucose máu nặng.
- Người bệnh trẻ tuổi có xu hướng biểu hiện lâm sàng ở mức glucose huyết tương cao hơn (3,8 mmol/= 68 mg/dl) so với người trưởng thành (3,1 mmol/l= 56mg/dl).
- Khi glucose máu hạ thấp, cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng cách tăng tiết các hormon có khả năng làm tăng glucose máu (các hormon điều hòa ngược hay hormon có tác dụng đối kháng với insulin): ví dụ glucagon, catecholamin (adrenalin), cortisol.
- Các phản ứng sinh lý có tính cơ bản:
(1) Phản ứng cơ bản nhất: giảm bài tiết insulin
(2) Phản ứng cơ bản thứ 2: Tăng tiết glucagon, thường xảy ra có tính tức thời và nhiều khi không kèm triệu chứng lâm sàng.
(3) Phản ứng cơ bản thứ 3: phản ứng tăng tiết adrenalin. Từ khi tăng tiết adrenalin đã bắt đầu có biểu hiện rõ về lâm sàng, đồng thời đã gây ra những rối loạn khác ngoài hạ glucose máu. Phản ứng này cũng chỉ xuất hiện khi glucagon không đủ khả năng điều hoà lại glucose máu một cách sinh lý.
- Glucagon, adrenalin có vai trò quan trọng; chúng là những chất kích thích bài tiết glucose tại gan; ngoài ra adrenalin còn làm tăng glucose máu bằng cách giảm thu nạp glucose tại mô.
--> Như vậy: do chính việc tăng tiết adrenalin đã làm cường hệ giao cảmvà tăng tiết mồ hôi.
II. CHẨN ĐOÁN
- Dựa vào tam chứng Whipple:
(1) Triệu chứng hạ đường huyết:
+ Triệu chứng của rối loạn thần kinh giao cảm: lo lắng, run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác đói cồn cào.
+ Triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh trung ương: mất khả năng tập trung, nhìn mờ, lơ mơ, lú lẫn, co giật, hôn mê.
(2) Nồng độ đường trong máu thấp < 3,9mmol/l.
(3) Triệu chứng lâm sàng mất đi khi nồng độ đường huyết về bình thường.
(1) Triệu chứng hạ đường huyết:
+ Triệu chứng của rối loạn thần kinh giao cảm: lo lắng, run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác đói cồn cào.
+ Triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh trung ương: mất khả năng tập trung, nhìn mờ, lơ mơ, lú lẫn, co giật, hôn mê.
(2) Nồng độ đường trong máu thấp < 3,9mmol/l.
(3) Triệu chứng lâm sàng mất đi khi nồng độ đường huyết về bình thường.
Câu 2: Chỉ định truyền máu và Một đơn vị máu (250ml ) nâng Hemoglobin lên bao nhiêu g/dL và HCT lên bao nhiêu %.? |
I. Các sản phẩm máu:
(1) Máu toàn phần (MTP)
(2) Hồng cầu
1. Hồng cầu lắng (HCL)
2. Hồng cầu nghèo bạch cầu
3. Hồng cầu rửa
4. Hồng cầu tia xạ
5. Hồng cầu đông lạnh
6. Hồng cầu Phenotype
(3) Tiểu cầu
1. Tiểu cầu pooled
2. Tiểu cầu chiết tách
(4) Huyết tương đông lạnh
(5) Kết tủa lạnh
II. Ở đây ta đề cập đến hồng cầu lắng-khối hông cầu hòa loãng(khối hồng cầu có dung dịch bảo quản):
- Loại: 250ml, 350ml, 450ml
- Hồng cầu lắng được lấy ra từ máu toàn phần bằng cách rút bớt 80-90% plasma. Dung dịch bảo dưỡng chứa dextrose, adenine và mannitol dự trữ 1-6oC trong vòng 28 – 42 ngày.
- Mỗi đơn vị hồng cầu lắng có thể tích 250 ml, có Hct 70%, sẽ làm tăng hemoglobine lên 1 g/dL hay 3% Hct --> làm tăng nhanh khả năng chuyên chở oxygen ở BN bị chảy máu cấp hay mãn.
- Sau khi truyền, có 70% hồng cầu sống sau 24 giờ và những hồng cầu này có đời sống sinh học bình thường.
- Hồng cầu lắng không chứa yếu tố đông máu, nên sau khi truyền nhanh khoảng 5 đơn vị hồng cầu lắng thì phải truyền plasma tươi đông lạnh.
- Ưu điểm của hồng cầu lắng so với máu toàn phần là giảm nguy cơ quá tải thể tích, giảm lượng citrate, ammonia và các acid hữu cơ, giảm nguy cơ bệnh miễn dịch (allo immunization) nhờ chứa ít kháng nguyên.
Chỉ định truyền hồng cầu lắng:
- Chảy máu cấp trong chấn thương, xuất huyết tiêu hóa hay vỡ phình động mạch chủ bụng. Ở BN khỏe mạnh mất > 1500 ml máu (25-30% thể tích máu của người 70 kg) có thể được bù hoàn toàn bằng dịch tinh thể. Nếu mất hơn lượng này, cần truyền hồng cầu lắng để tăng khả năng chuyên chở oxygen và dịch tinh thể để bù thể tích tuần hoàn.
- Mất máu ngoại khoa: BN khỏe mạnh đi mổ thường không cần truyền máu cho đến khi Hb < 7 g/dL hay cuộc mổ mất máu nhiều. Mất máu trong lúc mổ 1500-2000 ml thường có thể chỉ cần bù bằng dịch tinh thể nếu trước mổ BN có huyết đồ bình thường. Phần lớn BN chỉ cần truyền hồng cầu lắng và dịch tinh thể nếu mất máu trên 2000 ml.
- Thiếu máu mạn tính cần truyền hồng cầu lắng nếu Hb < 7 g/dL hay nếu BN có triệu chứng hay bệnh lý tim phổi.
- Chảy máu cấp trong chấn thương, xuất huyết tiêu hóa hay vỡ phình động mạch chủ bụng. Ở BN khỏe mạnh mất > 1500 ml máu (25-30% thể tích máu của người 70 kg) có thể được bù hoàn toàn bằng dịch tinh thể. Nếu mất hơn lượng này, cần truyền hồng cầu lắng để tăng khả năng chuyên chở oxygen và dịch tinh thể để bù thể tích tuần hoàn.
- Mất máu ngoại khoa: BN khỏe mạnh đi mổ thường không cần truyền máu cho đến khi Hb < 7 g/dL hay cuộc mổ mất máu nhiều. Mất máu trong lúc mổ 1500-2000 ml thường có thể chỉ cần bù bằng dịch tinh thể nếu trước mổ BN có huyết đồ bình thường. Phần lớn BN chỉ cần truyền hồng cầu lắng và dịch tinh thể nếu mất máu trên 2000 ml.
- Thiếu máu mạn tính cần truyền hồng cầu lắng nếu Hb < 7 g/dL hay nếu BN có triệu chứng hay bệnh lý tim phổi.
Tài liệu tham khảo:
1. Thuvienyhoc.com
2. Hệ bài tiết
3. Chẩn đoán và điều trị hôn mê hạ đường huyết
4. Chỉ định truyền chế phẩm máu
5. Máu và các chế phẩm từ máu -bacsinoitru.vn
0 Nhận xét