CÁC TAM GIÁC VÙNG CỔ


Các tam giác vùng cổ
Tải bản PDF xem tốt hơn: Tải về

Tài liệu tham khảo: 


   - Cơ ức đòn chũm là một mốc giải phẫu quan trọng trên cơ thể. Dựa vào cơ này người ta chia vùng cổ trước thành 2tam giác:
                   + Tam giác cổ trước
                   + Tam giác cổ sau.
I. Tam giác cổ trước
   - Tam giác cổ trước được giới hạn bên ngi là cơ ức đòn chũm, phía trên là xương hàm dưới, phía trước là đường giữa cổ. Tam giác cổ trước thường được chia thành các tam giác nhỏ khác:
     + Tam giác dưới hàm
     + Tam giác cảnh
     + Tam giác cơ

1.Tam giác dưới hàm
   - Giới hạn: +Trên:xương hàm dưới
                      +Sau: bụng sau  nhị thân và cơ trâm móng
                      +Trước: bụng trước cơ nhị thân.
   - Thành phần lớn nhất trongtam giác dưới hàm tuyến nước bọt dưới hàm ( khi viêm tuyến nước bọt có thể làm mất các mốc giải phẫu vùng này).
 Về ngoại khoa chia làm 4 lớp:
   - Lớp thứ 1: được xem như là “mái” của tam giác dưới hàm, gồm:
        + Da, tổ chức dưới da.
        + Cơ bám da cổ.
        + Các nhánh hàm dưới và nhánh cổ của TK mặt.
   - Lưu ý: Nhánh hàm dưới của TK mặt nằm ngay phía dưới góc hàm, nông hơn ĐM mặt.



   - Lớp thứ 2: chứa các thành phần quan trọng, từ nông vào sâu là:
        + TM mặt
        + TM sau hàm.
        + ĐM mặt.
        + Nhánh dưới cằm (ĐM mặt).
        + TK XII
   - ĐM mặt xuyên qua dây chằng trâm móng, đi vào tam giác dưới hàm phía dưới bụng sau cơ hai thân và cơ trâm móng. Khi vào tam giác, ĐM mặt ở dưới và sau tuyến nước bọt dưới hàm rồi đi hướng lên xương hàm dưới, luôn nằm dưới (sâu hơn) cơ bám da cổ.

   - Lớp thứ 3: Được xem như là sàn của tam giác dưới hàm, chủ yếu là các cơ:
        + Cơ hàm móng
        + Cơ móng lưỡi
        + Các cơ khít hầu
        + Cơ trâm lưỡi.


   - Lớp thứ 4: Xem như là tầng hầm .Gồm:              
        + Phần sâu của tuyến dưới hàm
        + Ống tuyến dưới hàm (ống Wharton).
        + TK lưỡi, TM dưới lưỡi
        + Tuyến dưới lưỡi
        + Hạch dưới hàm
        + TK hạ thiệt



2. Tam giác cảnh
    - Giới hạn:
              + Phía trên là bụng sau cơ hai bụng
              + Phía dưới là cơ vai móng
              + Phía sau là cơ ức đòn chũm.
    - Trong tam giác này gồm:
             + ĐM cảnh (ngoài cùng)
             + Dây thần kinh X
             +TM cảnh trong (trong cùng)


Tam giác Farabeuf
   - Là một tam giác nhỏ bên trong tam giác cảnh, được đặt theo tên của nhà khoa học Pháp Farabeuf – người đã tìm ra cách xác định của tam giác này. Giới hạn của nó:
              Cạnh sau ngoài: tĩnh mạch cảnh trong
              Cạnh trước trên: thần kinh XII
              Cạnh trước dưới:tĩnh mạch mặt

3. Tam giác cơ ( tam giác dưới cằm)
   - Giới hạn: Sau: Cơ ức đòn chũm
                        Trên: Cơ vai móng
                        Trước: Đường giữa cổ
   - Tam giác cơ gồm các cơ vai móng, ức móng, ức giáp, giáp móng.
   - Trong tam giác cơ có tuyến giáp, khí quản, thực quản


II. Tam giác cổ sau
   - Giới hạn:  Phía trước là cơ ức đòn chũm
                      Phía sau là cơ thang,
                      Phía dưới là xương đòn.
   - Bụng dưới cơ vai móng chia tam giác này thành hai tam giác nhỏ.

 1. Tam giác chẩm
   - Nằm phía trên chứa dây thần kinh phụ, đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay, các hạch bạch huyết sau cơ ức đòn chũm.

2. Tam giác vai đòn
Nằm phía dưới tương ứng với hố trên đòn, có chứa các nốt bạch huyết.


Các nhóm hạch vùng cổ
(sẽ được tổng hợp trong thời gian sớm nhất)

Tải bản PDF xem tốt hơn: Tải về
Tài liệu tham khảo: 

---Bài viết còn nhiều thiết sót mong bạn đọc góp ý thêm---
---Theo dõi tại blog: kiến thức y khoa của tôi---

Đăng nhận xét

0 Nhận xét