MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ LAO
Tải bản word đầy đủ: Tải về
Vi Khuẩn Lao: Tải về
Tổn thương lao thường ở đỉnh phổi, vì sao?: Tải về
Hình ảnh X-Quang một số bệnh phổi thường gặp: Tải về
Bệnh án lao: Tải về
1.Vì sao lao phổi hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn (phân thuỳ đỉnh và phân thuỳ sau của thuỳ trên phổi). Cơ chế được giải thích là do cấu trúc về giải phẫu hệ mạch máu ở đây, làm cho dòng máu chảy chậm so với vùng khác, vì vậy vi khuẩn dễ dừng lại gây bệnh?
2.Vì sao khi bị lao bệnh lại sốt nhiều về chiều tối (37o5 – 38oC) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm?
2.Vì sao khi bị lao bệnh lại sốt nhiều về chiều tối (37o5 – 38oC) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm?
3.Hình ảnh X-quang của Lao phổi?
A.ĐẠI CƯƠNG
1.Tác nhân gây bệnh:
-Mycobacterium tuberculosis (trực khuẩn lao) họ Mycobacteriaceas được Robert Koch bác sĩ người Đức phát năm 1882,nên còn gọi là Bacilie de Koch (ký hiệu là BK).
-Vi khuẩn lao có hình que dài, mãnh dẻ, có khi hơi cong, kích thước 0.2 – 0.6 x 1 –1.4 µm. Các vi khuẩn này thường đứng riêng lẻ một mình hay xếp thành đám lớn rất khó phân biệt từng con vi khuẩn.
-Vi khuẩn lao có hình que dài, mãnh dẻ, có khi hơi cong, kích thước 0.2 – 0.6 x 1 –1.4 µm. Các vi khuẩn này thường đứng riêng lẻ một mình hay xếp thành đám lớn rất khó phân biệt từng con vi khuẩn.
-Vi khuẩn lao không di động, không có lông, không sinh nha bào.
-Mycobacteria là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, lấy năng lượng từ phản ứng oxy hóa các phức hợp Carbon đơn giản.
-C02 có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn.
-Thời gian nhân đôicủa vi khuẩn rất dài, từ 15 đến 22 giờ, so với các vi khuẩn thường khác từ 20 đến 30 phút. Do đó các mẫu cấy vi khuẩn lao phải ủ khoảng 6 tới 8 tuần.
-Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào số lượng BK. Độc tính của BK là ở khả năng sinh sản, nhân lên trong tổ chức tế bào (đại thực bào).
+ BK có khả năng đột biến kháng thuốc.
-C02 có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn.
-Thời gian nhân đôicủa vi khuẩn rất dài, từ 15 đến 22 giờ, so với các vi khuẩn thường khác từ 20 đến 30 phút. Do đó các mẫu cấy vi khuẩn lao phải ủ khoảng 6 tới 8 tuần.
-Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào số lượng BK. Độc tính của BK là ở khả năng sinh sản, nhân lên trong tổ chức tế bào (đại thực bào).
+ BK có khả năng đột biến kháng thuốc.
+ BK có thể thay đổi dưới tác động của môi trường. Nhờ đặc điểm này người ta nuôi cấy BK trong môi trường có mật để tạo ra BCG (BacillusCanmette-Guerin) là loại trực khuẩn không gây bệnh, dùng để tiêm chủng phòng lao.
+ BK có sức đề kháng cao với các thuốc khử trùng thông thường.
+ BK có sức đề kháng cao với các thuốc khử trùng thông thường.
-Do trong tế bào vi khuẩn chứa một lượng lớn chất Lipid nên chúng có đặc tính kháng lại sự xâm nhập của các loại phẩm nhuộm vào tế bào nên không nhuộm được bằng các phương pháp nhuộm thông thường.
-Mycobacteria nói chung có thể nhuộm bằng fuchsin đun nóng hoặc để trong phẩm nhuộm tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong thời gian 5 – 10 phút.
-Một khi đã bắt màu phẩm nhuộm, vi khuẩn rất khó bị tẩy màu bởi hỗn hợp cồn – acid và do đó được gọi là kháng cồn – acid.
B.TRẢ LỜI
Câu 1: Vì sao lao phổi hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn (phân thuỳ đỉnh và phân thuỳ sau của thuỳ trên phổi). Trả lời: Mycobacterium tuberculosis là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối phát triển tốt nhất khi pO2 là trên 100mmHg và pCO2 là 40mmHg ở tổ chức. Ðỉnh phổi và vùng phổi dưới xương đòn hay mắc lao nhất vì cấu trúc về giải phẫu hệ mạch máu ở đây, làm cho dòng máu chảy chậm so với vùng khác, vì vậy vi khuẩn dễ dừng lại gây bệnh, mặt khác do thùy đỉnh nằm cao nhất của phổi, dòng máy chảy chậm nên có pO2 từ 120 - 130mmHg khi đứng là điều kiện tốt cho BK phát triển, rồi đến thân xương và đầu xương (pO2 là 100mmHg). Gan, lách, dạ dày, thực quản ít mắc lao hơn vì pO2 thấp. |
Câu 2: Vì sao khi bị lao bệnh lại sốt nhiều về chiều tối (37o5 – 38oC) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm? Trả lời: 1.Thân nhiệt: -Với 1 người ngủ đêm, thức ban ngày, thì thân nhiệt thấp nhất vào 6h sáng, cao nhất lúc tối. Thân nhiệt thấp nhất trong lúc ngủ, cao hơn 1 ít sau khi thức dậy khi ở trạng thái ngủ ngơi,bắt đầu tăng lên khi hoạt động . 2. Cơ chế bệnh sinh của sốt: -Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm vi khuẩn và nội độc tố vi khuẩn, virus, nấm, xoắn khuẩn, các phản ứng miễn dịch, các hormon điển hình là progesterol, các thuốc và các polynucleotid tổng hợp. Các chất này gọi chung là chất gây sốt ngoại sinh (pyrogens). Chất gây sốt ngoại sinh gây sốt thông qua một chất trung gian gọi là chất gây sốt nội sinh, đó là interleukin 1 (IL - 1) và interleukin -6 (IL-6),IFN, TNFalpha, được bạch cầu đơn nhân và đại thực bào tiết ra khi co tác động của các chất gây sốt ngoại sinh. Hoạt động của cytokin được thực hiện khi chúng tác động lên các nơron cảm ứng nhiệt ở vùng trước thị giác của vùng dưới đồi thị. cytokin kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin nhóm E từ acid arachidonic. Prostaglandin E mà đặc biệt là PG-E1 sẽ kích thích quá trình tổng hợp adenyl monophosphat vòng (AMP vòng) để hoạt hoá quá trình sinh nhiệt.Từ đó, chúng ta thấy rõ vai trò của các cytokine đặc biệt là IL1 trong việc làm tăng thân nhiệt của cơ thể. 3.Mối liên quan giữa IL1 và tuberculosis (TB-Lao): -Vai trò của các cytokine đb là IL1 được đề cập đến trong nhiều sách , bài báo: https://en.wikipedia.org/wiki/Cortisol… -Sau khi nhiễm vi khuẩn lao, ĐTB tiết ra nhiều cytokine khác nhau như IL1, TNFalpha để hình thành nên các tôn thương ở trong lao(vd: như u hạt) và các triệu chứng toàn thân như sốt, gầy sút cân. 4.Cortisol: -Đây là hormon vô cùng quan trọng, bắt buộc đối với sự sống và được coi là “hormon stress”. Bình thường tuyến thượng thận tiết lượng hormon steroid với nồng độ cao nhất vào máu vào khoảng 4-10h giờ sáng, sau đó giảm dần và thấp nhất vào nửa đêm về sáng rồi lại tăng dần, nó thay đổi biên thiên trong ngày để đáp ứng với các stress. 4.Mối liên quan giữa TB và Cortisol: -Nhiều nghiên cứu gần đây khám pha ra trong Lao phổi cấp có sự tăng mức cortisol. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11069789.. 5.giữa IL1 và cortisol: -Nồng dộ cao cortisol gây feedback(-) tính ngược lên IL1tức là làm ức chế hoạt động của IL1: https://en.wikipedia.org/wiki/Cortisol…. Kết luận: trong TB, cytokine đặc biệt nồng độ IL1 tăng 1 cách rõ ràng và đẫn đến gây sốt, tuy nhiên việc tăng cortisol ở mức cao gây ức chế IL1 do đó sốt ở trong TB thường là sốt nhẹ. Cortisol biến thiên trong ngày, mạnh nhất vào lúc tối muộn, trong khi rất yếu vào lúc chiều tối dẫn đến có sự tăng nhiệt độ từ lúc chiều tối,gây ra hiện tượng sốt về chiều.Cần chú ý 1 điểm rằng TB có thể thay đổi hoạt động của cortisol cho nên ko phải bệnh nhân lao nào cũng có biểu hiện này 1 cách rõ ràng. |
Câu 3: Hình ảnh X-quang của Lao phổi? Lao sơ nhiễm Hình ảnh điển hình là hình quả tạ được tạo bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch rốn phổi và đường bạch mạch. Lao thâm nhiễm sớm Hình ảnh: - Đám mờ không đồng đều - Ranh giới không rõ - Thường xuất hiện vùng trên phổi Lao phổi mãn tính - Hình nốt - Hình xơ - Hình hang - Hình co kéo xẹp phổi Lao Kê Nhiều chấm mờ nhỏ như hạt kê rải rắc khắp 2 trường phổi |
----Note: Bài viết còn nhiều thiếu sót mong góp ý từ bạn đọc-----
0 Nhận xét