PHÂN BIỆT DỊCH THẤM VÀ DỊCH TIẾT


Phân biệt dịch thấm và dịch tiết


Tải bản PDF đầy đủ: Tải về
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
Tài liệu tham khảo:
  1.Dịch sinh vật-Lâm Vĩnh Niên
  2.Tràn dịch MP-BV Bạch Mai

A.Sinh lý:
1. Thanh dịch
   -Dịch cơ thể có nguồn gốc từ huyết tương.
   -Gồm: dịch màng phổi, màng tim và màng bụng.
2.Sự hình thành thanh dịch
   -Khoang cơ thể được phủ bởi thanh mạc(là một màng liên tục cấu tạo bởi lớp mô liên kết mỏng, chứa nhiều mao mạch, mạch bạch huyết lớp nông tế bào trung mô dẹt), gồm:
        +Lá thành: phủ thành cơ thể
        +Lá tạng: phủ cơ quan
-Khoảng giữa 2 lá là một khoang ảo bên trong chưa một lượng dịch nhỏ để 2 lá trượt lên nhau dễ dàng gọi là thanh dịch.
3.Cơ chế hình thành thanh dịch:
-Thanh dịch là dịch siêu thấm của huyết tương từmạng lưới giàu mao mạchtrong thanh
mạc.
-Phụ thuộc 3 yếu tốquan trọng:
      +Áp suất thủy tĩnh:đẩy dịch tự trong lòng mạch ra ngoài.
      +Áp lực keo huyết tương (AS thẩm thấu huyết tương-AS keo mao mạch): Do protein chi phối (vai trò của Albumin chiếm 80%) kéo nước vào lòng mạch.Tỉ lệ thuận với
nồng độ mol của protein.
      +Tính thấm mao mạch
Ngoài ra còn có áp lực thẩm thấu ngoại bào: Gây ưu trương ngoại bào > giữ nước ở ngoại bào do Na+ quyết định phần lớn.

Tại khoang lồng ngực:
  +Dịch được hình thành tại lá thành (ASTT của tuần hoàn hệ thống > ASK)
  +Dịch được tái hấp thu tại lá tạng (ASK mao mạch > ASTT của tuần hoàn phổi)
 Bình thường
  +Khoang màng phổi: < 15 ml
  +Khoang màng tim: 10 – 50 ml
  +Khoang màng bụng: < 50 ml
B.Bệnh lý tràn dịch
  -Tích tụ dịch trong khoang cơ thể, xảy ra khi các cơ chế sinh lý bình thường trong quá trình hình thành và hấp thu thanh dịch bị tổn thương.

  -Nguyên nhân:
       +Áp suất thủy tĩnh tăng
       +Áp suất keo giảm
       +Tính thấm mao mạch tăng
       +Áp lực thẩm thấu ngoại bào tăng
       +Tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết
(http://ycantho.com/qa/showthread.php?t=4773)

Dịch thấm
Dịch tiết
(dịch rỉ viêm)
Dịch dưỡng trấp
Về bản chất
-Tạo thành do sự chênh lệch áp lực giữa dịch trong lòng mạch và ngoài gian bào.
-Tạo thành trong cơ chế viêm.Hình thành "chủ động" do đáp ứng với tác nhân gây viêm(VK-VR, khối u, ung thư,dị nguyên...)
-Khi dịch có chứa lượng chất béo cao (triglyceride), thường cao hơn 110 mg / dL.
Cơ chế
-Có 3 yếu tố duy trì sự cân:
   p lực thủy tĩnh
   p lực keo huyết tương
   + Áp lực thẩm thấu ngoại bào(ít được nói đến trong cơ chế bệnh sinh)
Giãn mạch làm tăng tính thấm, hoặc giảm dẫn lưu bạch huyết-->protein, tế bào thoát mạch đi vào gian bào--> làm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm > mao mạch--> kéo nước ra ngoài.
Bất kỳ sự tắc nghẽn nào của mạch bạch huyết hoặc rò rỉ đều có khả năng gây ra tràn dịch dưỡng chấp trong khoang phúc mạc hoặc sau phúc mạc.
Nguyên nhân
Có 3 trường hợp:
-Tăng áp lực thủy tĩnh:hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, suy tim phải.
-Giảm áp lực keo (thường do mất protein máu) : như trong hội chứng thận hư, đói ăn, bỏng nặng.
-Phối hợp cả 2 yếu tố trên:như trong xơ gan.

-Tăng tính thấm:
  +Viêm do chất hóa học: Viêm tụy,Viêm phúc mạc mật.
 +Viêm thanh mạc: Bệnh thấp, Lupus.
 +Viêm do nhiễm trùng(VK-VR, lao, nấm)
 +Viêm do tổn thương lan tới bề mặt thanh mạc: Nhồi máu (cơ tim, phổi).
-Tăng tính thấm và Giảm dẫn lưu bạch huyết: Khối u (Tăng tính thấm mm nuôi khối u, viêm màng và tắc mạch bạch huyết do thâm nhiễm hạch
Chấn thương
Phẫu thuật
Khối u
Vô căn
Màu
Màu trong
thường đục

Màu vàngtrong dịchhay trong huyết tương nói chung là do bilirubin tạo thành.
Dịch tiết thường đục đó chính là do thành phần hữu hình có trong nó.
Phân biệt dịch thấm và dịch tiết:
   Theo tiêu chuẩn của Light, được đề xuất năm 1972, được dùng cho tất cả các trường hợp tràn dịch(tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, bụng báng...). Là dịch tiết khi thoả mãn một trong ba tiêu chuẩn sau đây:
      o Tỉ lệ protein dịch màng/ protein huyết tương > 0,5.
      o Tỉ lệ LDH dịch màng/ LDH huyết tương của BN> 0,6 (LDH: lactate dehydrogenase).
      o LDH dịch màng BN > 2/3 giá trị trên của LDH huyết tương ở người bình thường (Giới hạn bình thường của LDH 230-460 U/L).
Nếu không có cả ba tiêu chuẩn trên, dịch màng phổi là dịch thấm.

Chẩn đoán dịch thấm hay tiết theo tiêu chuẩn của Light có độ nhạy 99%độ đặc hiệu 98%.

Mục đích làm phản ứng Rivalta: để đánh giá lượng protein trong dịch, từ đó giúp xác định nguyên nhân.
- Tiến hành: dùng một cốc thuỷ tinh cho vào 100ml nước cất, rỏ 4 giọt axit axetic, rồi rỏ dần từng giọt
dịch màngvào.
- Phản ứng dương tính:
dịch rỏ vào dần dần sẽ trở nên vẩn trắng đục lơ lửng trong cốc nước giống như khói thuốc lá. Như vậy là hiện tượng protein trong dịchcao >30g/lít và nguyên nhân gây nên thường là viêm hay ulà dịch tiết.
- Phản ứng âm tính:
Dịch rõ vào, không có hiện tượng vẩn đục trắng. Lượng protein ở đây thấp <30g/lítvà nguyên nhân do dịch thấm.


--Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm--


Tải bản PDF đầy đủ: Tải về
Tài liệu tham khảo:
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
  1.Dịch sinh vật-Lâm Vĩnh Niên
  2.Tràn dịch MP-BV Bạch Mai

Đăng nhận xét

0 Nhận xét