Nồng độ cortisol trong máu



Cortisol
Cortisol là hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận và còn được gọi là hormone căng thẳng. Nếu một người bị căng thẳng cấp tính thì nồng độ cortisol trong máu sẽ tăng lên đột ngột, nếu sau đó lượng cortisol vẫn duy trì ở mức cao có thể là nguyên nhân của một số bệnh nguy hiểm.

1. Cortisol là gì?

Khi cơ thể con người đáp ứng một stress, vùng dưới đồi sẽ tiết ra một loại hormon gây giải phóng hormon hướng thận. Hormon này kích thích vùng trước tuyến yên tiết ra ACTH (hormon hướng thượng thận). Sau đó, ACTH lại kích thích vỏ thượng thận loại cortisol chuyển hóa đường. Như vậy nếu nồng độ cortisol trong máu sẽ tăng lên do cơ chế điều hòa ngược để kích thích tuyến yên giảm sản xuất ACTH, đây là thông số có giá trị cho việc theo dõi chức năng của vỏ thượng thận.
Cortisol có chức năng:

Cortisol
Cấu trúc hóa học của Cortisol

  • Kích thích để hình thành glucose
  • Kích thích thoái giáng các chất dự trữ năng lượng của cơ thể
  • Giúp cơ thể sử dụng đường và chất béo để tạo thành năng lượng
  • Cơ thể sử dụng cortisol để phản ứng lại stress và các trường hợp nguy hiểm mà cơ thể nhận thức được thông qua việc khởi động các đáp ứng giao cảm đối với tác nhân gây stress
  • Giảm chức năng gây viêm và chức năng miễn dịch
  • Kích thích bài tiết acid dịch vị
XEM THÊM:
  • Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm ACTH đánh giá hội chứng Cushing và bệnh Addison
  • Hormone vỏ thượng thận (ACTH) có chức năng gì?
  • Biến chứng của suy tuyến thượng thận mạn tính

2. Xét nghiệm nồng độ cortisol trong máu dùng để làm gì?

Xét nghiệm nồng độ cortisol trong máu nhằm kiểm tra mức độ sản xuất cortisol liên quan đến một số bệnh lý nhất định như hội chứng Cushing và bệnh Addison (suy thượng thận). Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đo nồng độ cortisol trong máu khi bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý hội chứng Cushing hoặc suy thượng thận như sau
Triệu chứng gợi ý hội chứng Cushing:
  • Tăng huyết áp, tăng đường huyết
  • Béo phì, nhất là béo bụng, da bụng có những vết sọc màu tím
  • Da mỏng
  • Teo cơ và yếu cơ
  • Loãng xương

Các phương pháp đo mật độ xương để phát hiện nguy cơ loãng xương
Triệu chứng loãng xương cảnh báo nguy cơ mắc hội chứng cushing

Triệu chứng gợi ý bệnh Addison:
  • Sụt cân, mệt mỏi
  • Yếu cơ
  • Hạ huyết áp
  • Đau bụng
  • Có những mảng da thẫm màu

3. Giá trị bình thường của nồng độ cortisol trong máu như thế nào?

Nồng độ cortisol trong máu được xác định là bình thường trong các khoảng giá trị như sau:
  • 8 giờ sáng- 12 giờ trưa: 5,0- 25,0 μg/dL hay 138-690 nmol/L
  • 12h trưa đến 20 giờ tối: 5,0- 15,0 μg/dL hay 138-410 nmol/L
  • 20 giờ tối đến 8h sáng: 0- 10,0 μg/dL hay 0-276 nmol/L
Nồng độ cortisol máu tăng nếu vượt qua khoảng giá trị nêu trên có thể do một số nguyên nhân như:
  • Bỏng
  • Hội chứng Cushing
  • Sản giật
  • Tăng huyết áp
  • Cường giáp
  • Béo phì

Cortisol
Nồng độ Cortisol trong máu thay đổi theo thời gian

Nếu nồng độ cortisol thấp hơn mức bình thường có thể do một số nguyên nhân chính như:
  • Bệnh Addison (suy thượng thận)
  • Hạ đường huyết
  • Suy chức năng tuyến giáp
  • Bệnh gan
  • Hoại tử tuyến yên sau đẻ

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nồng độ cortisol trong máu

Một số yếu tố có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm gồm có:
  • Nồng độ cortisol màu thay đổi khi bệnh nhân gắng sức, khi ngủ hoặc stress
  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu
  • Bệnh nhân nghiện rượu hoặc mắc bệnh lý cấp tính
  • Bệnh nhân sử dụng một số thuốc làm tăng nồng độ cortisol máu như thuốc ngừa thai, amphetamin, estrogen,... hoặc làm giảm nồng độ cortisol: androgen, barbiturat,...

Tác dụng phụ của thuố tránh thai
Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm nồng độ cortisol trong máu
Link gốc: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nong-do-cortisol-trong-mau/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét