GIẢI PHẪU XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN

GIẢI PHẪU XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN

Bài viết đề cập:
   1.Giải phẫu xương chi trên:
         -Đai vai
         -Phần tự do chi trên
   2.Các khớp chi trên:
        -Khớp vai
        -Khớp khuỷu
        -Khớp cổ tay
   3. Các mốc giải phẫu và cách đo chiều dài chi trên.

Tải bản PDF để xem tốt hơn: Tải về
Tài liệu tham khảo: 

A.XƯƠNG CHI TRÊN
   - Chi trên và dưới được gắn vào thân bởi vai và hông. Chi trên và chi dưới tương đối giống nhau, do bàn tay ở chi trên trong quá trình lao động đã dần biến đổi để cầm nắm còn chi dưới có chức phận là nâng đỡ, đứng và đi.
   - Các xương đều đối xứng với nhau vì vậy cần học cách định hướng xương.
   - Các xương chi trên được liên kết với nhau bởi các khớp động.
   - Mỗi bên 32 xương:
      +Đai vai:
           1 xương vai
           1 xương đòn
      +Phần tự do chi trên:
          1 xương cánh tay
          1 xương trụ
          1xương quay
          8 xương cổ tay: 2 hàng:
             Thuyền, nguyệt, tháp, đậu
             Thang, thê, cả, móc
          5 xương đốt bàn tay
          14 xương đốt ngón tay.


I.Xương đòn
   - Là một xương dài, cong hình chữ S nằm ngang ở trước trên của lồng ngực.
   - Đầu ngoài khớp với mỏm cùng vai. Đầu trong nối vớixương ức.
1. Định hướng
   - Đặt xương nằm ngang
   - Để đầu dẹt hướng ra ngoài
   - Bờ lõm của đầu dẹt ra trước.
   - Mặt có rãnh hướng xuống dưới xuống dưới.
2. Mô tả
Xương đòn gồm có thân xươnghai đầu.
a.Thân xương:
   - Hai mặt:+Mặt trên: 2/3 trong lồi cơ ức đòn chùm bám; 1/3 ngoài phẳng có cơ thang và cơ Delta bám.
                    +Mặt dưới: phía trong, ngoài gồ ghề, ở giữa có rãnh cho cơ dưới đòn bám.
   - Hai bờ: +Bờ trước:cong lồi, có cơ ngực to bám ở trong và cơ Delta bám ở ngoài
                   +Bờ sau:cong lõm, có cơ ức đòn chùm bám ở trong, cơ thang bám ở ngoài.
b.Đầu xương:
   - Đầu trong: tròn to, tiếp khớp với xương ức.
   - Đầu ngoài: rộng, dẹt, tiếp khớp với mỏm cùng vai.
II. Xương bả vai
   - Là một xương dẹt mỏng hình tam giác nằm ở phía sau trên của lồng ngực.
1. Định hướng
   - Gai vai ra sau
   - Góc có diện khớp (ổ chảo) lên trên và ra ngoài.
2. Mô tả
   - Xương bả vai dẹt, hình tam giác gồm:
   - Có 2 mặt:+ Mặt trước: lõm --> hố dưới vai có cơ dưới vai bám.
                     + Mặt sau: lồi, gai vai (sống vai) đi từ trong ra ngoài chia mặt sau làm: hố trên gai và hố dưới gai để cơ trên gai và cơ dưới gai bám.
   - 3 bờ: + Bờ trong (bờ sống): song song với cột sống.
                   + Bờ ngoài (bờ nách): dầy, phía trên là hõm khớp.
                   + Bờ trên (bờ cổ): mỏng và sắc, ở 1/4 ngoài có khuyết vai (khuyết quạ) cho động mạch vai trên đi qua.
   - 3 góc:
       + Góc trên: hơi vuông
       + Góc dưới: (đỉnh) có cơ lưng to bám.
       + Góc ngoài: có hõm khớp hình ổ chảo để tiếp khớp với chỏm xương cánh tay, xung quanh ổ chảo là vành ổ chảo. Trên ổ chảo có diện bám của phần dài cơ nhị đầu, dưới có diện bám của phần dài cơ tam đầu. Ở giữa ổ chảo và khuyết vai có mỏm quạ chỗ bám cơ nhị dầu và cơ quạ cánh tay.

 III. Xương cánh tay
   Là xương dài, nối giữa xương bả vai với hai xương cẳng tay
1. Định hướng
   - Đặt xương đứng thẳng
   - Đầu tròn lên trên, hướng vào trong.
   - Rãnh giữa 2 mấu chuyển hướng ra trước. 


2. Mô tả
   Xương gồm có một thânhai đầu.
 a.Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
   -Ba mặt:
      +Mặt ngoài: gồ ghề, ở giữa có lồi củ delta cho cơ Delta bám.
      +Mặt trong: gồ ghề ở giữa có lỗ dưỡng cốt.
      +Mặt sau: có một rãnh xoắn chạy chếch từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài (rãnh thần kinh quay) cho bó mạch thần kinh quay qua.
   -Các bờ:
      +Bờ trước: gồ ghề ở trên, nhẵn-phẳng ở giữa, dưới chia 2 ngành bao lấy hố vẹt.
      +Bờ ngoài và trong: mờ ở trên, rõ ở dưới có vách liên cơ bám.


b.Hai đầu xương
-Đầu trên: Có chỏm chiếm 1/3 khối cầu để khớp với ổ chảo xương bả vai và dính liền vào đầu xương bởi cổ khớp (cổ giải phẫu). Đầu trên được dính vào thân xương bởi cổ tiếp (cổ phẫu thuật). Phía ngoài chỏm có 2 mấu:
      Mấu động nhỏ ở trước.
      Mấu động to ở sau, giữa hai mấu động có một rãnh để phần dài gân cơ nhị đầu đi qua.


-Đầu dưới: bè rộng và cong ra trước.
    +Diện khớp 2 phần:
         Lồi cầu ở ngoài khớp với chỏm xương quay.
         Ròng rọc ở trong khớp với hõm Sigma lớn của xương trụ.
    +Các hố trên khớp:
         Phía trước: ở trên lồi cầu có hố trên lồi cầu (hố quay) để nhận vành khăn của xương quay; ở trên ròng rọc có hố trên ròng rọc (hố vẹt) để nhận mỏm vẹt của xương trụ khi gấp tay.
         Phía sau:hố mỏm khuỷu để nhận mỏm khuỷu của xương trụ khi duỗi tay.


    +Có 2 mỏm trên khớp là mỏm trên lồi cầu ở ngoài, mỏm trên ròng rọc ở trong. Khi duỗi tay 3 mỏm: mỏm trên lồi cầu, mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu nằm trên 1 đường thẳng, khi gấp tay 3 mỏm này tạo thành 1 tam giác cân(Tam giác hueter).
IV.Xương cẳng tay:
   -Gồm 2 xương: Xương trụ (trong)
                              Xương quay (ngoài)
   -Hai xương nối nhau bằng màng gian cốt và hai khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới.
   -Xương quay, xương trụ đều là xương dài có một thân và hai đầu.
   -Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.


1. Xương trụ
   -Là một xương dài nằm ở phía trong xương quay.
a. Định hướng
   - Đặt xương thẳng đứng
   - Để đầu to lên trên.
   - Diện khớp lõm của đầu này ra trước.
   - Bờ sắc của thân xương hướng ra ngoài.
b. Mô tả

Xương trụ gồm có thân xương và 2 đầu.
Thân xương:hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
   -Các mặt:+Mặt trước: lõm thành rãnh,có lỗ dưỡng cốt.
                    +Mặt sau: Hơi lồi, càng xuống dưới càng nhỏ lại. Trên có 1 diện tam giác cho cơ khuỷu bám. Dưới có gờ chia mặt sau làm 2 phần: phần trong lõm- các cơ duỗi cổ tay trụ bám. Phần ngoài cho các cơ lớp sâu bám.
                    +Mặt trong: có cơ gấp chung sâu ngón tay bám ở trên .
   -Ba bờ: +Bờ trước: rõ rệt ở trên, tròn ở dưới.
                 +Bờ sau: cong hình chữ S, ở trên toả ra làm hai ngành ôm lấy mỏm khuỷu, ở dưới mờ dần rồi mất hẳn.
                 +Bờ ngoài: sắc ở trên và chia ra làm hai ngành ôm lấy hõm Sigma bé, ở dưới nhẵn có màng liên cốt bám.
Hai đầu xương
- Đầu trên: có hai mỏm và 2 hõm.
         +Hai mỏm là mỏm khuỷu ở sau trên mỏm vẹt ở trước dưới.
         +Hai hõm là hõm Sigma nhỏ (hõm quay) để tiếp khớp với vành đài quay của xương quay, hõm Sigma lớn (hõm ròng rọc) để khớp với ròng rọc của xương cánh tay.
-Đầu dưới: lồi thành một chỏm, phía ngoài tiếp khớp với xương quay, phía trong có mỏm trâm trụ, phía sau có rãnh để gân cơ trụ sau lướt qua.
2. Xương quay:
   -Là một xương dài nằm ngoài xương trụ.
a. Định hướng
   - Đặt xương thẳng đứng
   - Để đầu to xuống dưới.
   - Mỏm trâm quay ra ngoài, mặt có nhiều rãnh của đầu này ra sau.
b. Mô tả: Xương quay xương dài gồm có 1 thân và 2 đầu.
   -Thân xương: hình lăng trụ tam giác:             
       +Ba mặt:
             Mặt trước: bắt đầu từ lồi củ quay xuống dưới rộng dần, ở giữa có lỗ dưỡng cốt.
             Mặt sau: tròn ở 1/3 trên .Lõm thành rãnh ở dưới.
             Mặt ngoài: tròn, ở giữa có diện gồ ghề cho cơ sấp tròn.
   -Đầu xương:
        +Đầu trên:có chỏm xương quay gồm:
Một diện khớp vòng xương quay (vành quay) khớp khuyết quay xương trụ.Cổ xương quya hình ống. Trước có lồi củ quya  bám cơ nhị đầu.
        +Đầu dưới: to hơn, bè ra hai bên và dẹt từ trước ra sau.
             Mặt dưới2 diện tiếp khớp với xương cổ tay (xương thuyền, xương nguyệt).
             Mặt ngoài dưới có mỏm trâm quay xuống thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cm.
             Mặt trong hơi lõm (hõm trụ xương quay) để khớp với chỏm xương trụ.
             Mặt trước có cơ sấp vuông bám.                
             Mặt ngoài có các rãnh cho gân cơ qua.
             Mặt sau có nhiều rãnh từ ngoài vào trong để cho gân cơ lướt qua.



V. Các xương cổ tay
   -Ở cổ tay có 8 xương nhỏ xếp làm hai hàng:
        +Hàng trên: có 4 xương từ ngoài vào trong :xương thuyền, xương
nguyệt, xương tháp, xương đậu.
        +Hàng dưới:có 4 xương từ ngoài vào trong là xương thang, xương thê, xương cả, xương móc.



   -Các xương ở cổ tay, mỗi xương có 6 mặt, trong đó có 4 mặt là diện khớp (trên-dưới-trong - ngoài) và 2 diện không tiếp khớp (trước sau) và 2 diện trong ngoài của hai xương đầu hàng không tiếp khớp.
   -Các xương cổ tay hợp thành một rãnh bờ ngoài là xương thang và xương thuyền, bờ trong là xương đậu và xương móc, có mạc hãm gân gấp cổ tay bám vào hai mép rãnh biến nó thành ống cổ tay, để cho các gân cơ gấp ngón tay và dây thần kinh giữa chui qua.
Liên quan đến hội chứng ống cổ tay.



V. Các xương đốt bàn tay
   -Có 5 xương đốt bàn tay đều là xương dài,từ ngoài vào trong (đánh số la mã từ I – V) mỗi xương đốt bàn tay có một thân và hai đầu.
   -Thân xương cong ra trước, hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt (mặt sau, mặt trong và mặt ngoài).
   -Đầu xương: đầu trên có 3 diện khớp với các xương cổ tay và xương bên cạnh (trừ xương đốt bàn tay một I, II và V chỉ có một diện khớp bên), ở dưới là chỏm để tiếp khớp với xương đốt I của các ngón tay tương ứng.
VI. Các xương đốt ngón tay
   -Có 14 xương đốt ngón tay, mỗi ngón tay có 3 đốt, trừ ngón tay cái có 2 đốt, mỗi xương đốt ngón tay có một thân dẹt gồm có 2 mặt (trước và sau) có 2 đầu: đầu trên là hõm, đầu dưới là ròng rọc.



B. CÁC KHỚP XƯƠNG CHI TRÊN 
-Vai tạo bởi 3 xương:
    +Xương cánh tay
    +Xương vai
    +Xương đòn
-Với 3 khớp nhỏ khác:
    +Khớp ổ chảo-cánh tay
    +Khớp mỏm cùng vai-đòn
    +Khớp ức-đòn
Ta quan tâm đến khớp ổ chảo- cánh tay (thường gọi tắt là khớp vai)

I.Khớp vai:
   - Là một khớp chỏm điển hình nấp dưới vòm cùng vai đòn.
1. Diện khớp:
   - Chỏm xương cánh tay chiếm 1/3 khối cầu, ngẩng lên trên và vào trong.
   - Ổ chảo xương vai (hõm khớp) so với chỏm xương cánh tay thì nông và bé.
   - Sụn viền: do đặc điểm trên nên cần có sụn viền dính vào xung quanh hõm khớp để tăng diện tiếp khớp, tuy vậy hõm khớp vẫn còn nông và bé nên có cần có vòm cùng vai đòn để giữ cho chỏm khỏi trật ra ngoài.

2. Các cấu trúc giữ khớp
a.Bao khớp: bao sợi chắc bọc xung quanh khớp, ở trên dính vào xung quanh ổ chảo xương bả vai, ở dưới dính vào đầu trên xương cánh tay. Bao khớp rộng, lỏng lẻo nên cần có thêm các thành phần khác tới tăng cường trợ lực
b. Bốn gân cơ xung quanh:
      (1)Gân cơ trên gai
            (2)Gân cơ dưới gai
            (3)Gân cơ tròn bé
            (4)Gân cơ dưới vai

c.Dây chằng gồm có:
   - Dây chằng quạ cánh tay: bám từ mỏm quạ đến 2 mấu động của xương cánh tay, dây này được coi như một phần của gân cơ ngực bé.
   - Dây chằng ổ chảo cánh tay (Dây chằng bao khớp) có 3 dây:
         +Dây chằng trên:đi từ trên hõm khớp đến bám vào phía trên mấu động bé.
         +Dây chằng giữa: đi từ trên hõm khớp tới nền mấu động bé.
         +Dây chằng dưới: đi từ trước dưới ổ chảo tới phía dưới cổ tiếp.
3. Bao hoạt dịch
   -Là một bao thanh mạc lót ở mặt trong bao khớp, tiết ra chất dịch đổ vào ổ khớp có tác dụng làm cho các diện khớp trượt lên nhau dễ dàng.
   -Chú ý phần gân cơ nhị đầu chạy ở ngoài bao hoạt dịch có liên quan với túi thanh mạc của cơ nhị đầu, cơ dưới vai, cơ Delta. Vì có lỗ thông ở bao khớp nên bao hoạt dịch chạm ngay vào mặt sau của cơ dưới vai.
4. Liên quan
   -Chủ yếu với dây thần kinh mũ chi phối vận động cảm giác cho khu vực, cơ Delta ôm lấy khớp vai tạo thành u vai.
   -Nếu trong chấn thương khi không thấy còn u vai (dấu hiệu gù vai hay nhát rìu) có thể bị sai khớp (khi mất động tác).
5. Động tác
   -Là khớp chỏm điển hình nên động tác rất rộng rãi:
             + Gấp 165°-180°, duỗi 30° -60°
             + Dạng: 150° đến 180°,Khép 75°
             + Xoay trong- ngoài từ 60° đến 90° mỗi động tác
             + Gấp (khép) ngang 135° và duỗi (dạng) ngang
II. Khớp khuỷu
   -Là một khớp gấp duỗi cẳng tay vào cánh tay và sấp ngửa bàn tay, do 3 khớp nhỏ tạo thành:
           + Khớp cánh tay trụ là khớp ròng rọc.
           + Khớp cánh tay quay là khớp lồi cầu.
           + Khớp quay trụ trên là khớp trục.
1. Diện khớp: bao gồm:
    - Đầu dưới xương cánh tay: gồm có ròng rọc tiếp khớp với hõm Sigma lớnxương trụ, lồi cầu khớp với đài quay của xương quay, hố trên ròng rọc khớp với mỏm vẹt của xương trụ.Hố khuỷu (ở phía sau) khớp với mỏm khuỷu của xương trụ.
    - Đầu trên xương trụ: gồm hõm Sigma lớnđể khớp ròng rọc của xương cánh tay, hõm Sigma nhỏ tiếp khớp với vành đài quay của xương quay.
    - Chỏm xương quay: gồm đài quay khớp với lồi cầu xương cánh tay, vành khănquay tiếp khớp với hõm Sigma nhỏ của xương trụ.
2. Các cấu trúc giữ khớp:
a.Bao khớp: bao sợi bám vào xung quanh diện khớp của xương cánh tay và xương trụ.Bao mỏng phía trước, phía sau hai bên dày vì khớp khuỷu là khớp gấp duỗi cẳng tay.
   Chú ý: bao khớp ở dưới dính đến tận cổ xương quay do đó chỏm xương quay xoay được tự do trong bao khớp.
Bao hoạt dịch
    -Là một bao thanh mạc lót mặt trong bao khớp và dính vào hai đầu xương ở xung quanh sụn bọc.

b.Dây chằng:vì khớp khuỷu có động tác gấp và duỗilà chính, nên các dây chằng bên chắc và mạnh, gồm có:
-Dây chằng khớp cánh tay trụ quay: có 3 bó
(1)Dây chằng bên quay: 
   -Bó trước đi từ mỏm trên lồi cầu vòng quanh đài quay tới bám vào bờ trước hõm Sigma bé.
   -Bó giữa đi từ mỏm trên lồi cầu vòng quanh đài quay tới bám vào bờ sau hõm Sigma.
   -Bó sau đi từ mỏm trên lồi cầu toả hình quạt tới bám vào mỏm khuỷu.

(2)Dây chằng bên trụ
   -Bó trước từ mỏm trên ròng rọc đến mỏm vẹt.
   -Bó giữa bám từ mỏm trên ròng rọc đến nền mỏm vẹt và bờ trước xương trụ.
   -Bó sau bám từ mỏm trên ròng rọc toả hình quạt đến bám vào mỏm khuỷu.

(3)Dây chằng sau và dây chằng trước, hai dây chằng này rất mỏng đi từ xương cánh tay tới xương quay và xương trụ. Ngoài ra, đây chằng sau còn có các thớ sợi ngang nối 2 bờ của hố khuỷu với nhau, có tác dụng giữ cho mỏm khuỷu khỏi trật ra ngoài.
-Dây chằng khớp quay trụ trên có hai dây:
    +Dây chằng vòng: từ bờ trước Sigma bé vòng quanh cổ xương quay đến bờ sau hõm Sigma bé.
    +Dây chằng vuông: buộc cổ xương quay vào bờ dưới của hõm Sigma bé.
3. Liên quan
   -Ở mặt trước khớp khuỷu liên quan với hai rãnh nhị đầu trong và nhị đầu ngoài và các bó mạch thần kinh lướt qua.
   -Ở phía sau khớp khuỷu có cơ tam đầu bám,trong rãnh ròng rọc khuỷu có dây thần kinh trụ lướt qua.


4. Động tác
   - Khớp cánh tay trụ quay có động tác gấp duỗi cẳng tay.
   - Khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới có động tác sấp ngửa bàn tay.


III. Các khớp nhỏ khác

1. Khớp quay - trụ dưới: (Đọc thêm trên trang bệnh học)
2. Khớp quay - cổ tay
3. Khớp bàn tay




C.CÁC MỐC GIẢI PHẪU VÀ ĐO CHIỀU DÀI CHI TRÊN
I. Các mốc giải phẫu
1.Vùng vai và cánh tay
    + mỏm cùng vai
    + mỏm cùng đòn
    + gai vai
    + mỏm quạ
    + rãnh delta ngực
    + củ lớn xương cánh tay
    + xđ trục xương cánh tay
2. Các mốc GP vùng khuỷu tay
    + mỏm trên lồi cầu ngoài
    + mỏm trên lồi cầu trong
    + mỏm khuỷu
    + rãnh nhị đầu trong
    + rãnh nhị đầu ngoài
    + đài quay
    + thần kinh trụ: rãnh tk trụ
3. Các mốc giải phẫu vùng cổ tay
    + mỏm trâm trụ - trâm quay
    + hõm lào giải phẫu
4. Tam giác hueter: tam giác cân, đỉnh ở dưới. Ba đỉnh là:  mỏm trên lồi cầu ngoài - đỉnh mỏm khuỷu - mỏm trên lồi cầu trong(mỏm trên ròng rọc) khi gấp khuỷu 90 độ.
Đường hueter: 3 mốc trên khi khuỷu duỗi



5. Liên quan 2 mỏm trâm:
    + Mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm trụ 1-1,5 cm
6. Vị trí xương thuyền: Đáy hõm lào (giữa 2 gân duỗi và dạng dài ngón cái), ấn đau ít
7. Vị trí xương  nguyệt: Phía trước cổ tay, giữa gò  cái và gò út
8. Khi duỗi: trục các xương bàn gặp nhau ở xương nguyệt
    Khi gấp: Trục ngón 2-5 ở xương thuyền
II.Đo trục chi trên:
1.Trục chi:-Từ mỏm cùng vai qua giữa nếp gấp khuỷu đến giữa nếp gấp cổ tay (ngón 3)
 (Góc mang sinh lý: 10-14 độ)
2.Cánh tay:
    + Tương đối: Mỏm cùng vai => mỏm trên lồi cầu  ngoài
    + Tuyệt đối:  Củ lớn => mỏm trên lồi cầu ngoài
3.Cẳng tay:
    + Tương đối: Mỏm trên lồi cầu  ngoài => mỏm trâm quay
    + Tuyệt đối: Mỏm khuỷu => mỏm trâm trụ
Tải bản PDF để xem tốt hơn: Tải về
Tài liệu tham khảo: 


---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---

Đăng nhận xét

0 Nhận xét