Tăng Kali Máu

I. ĐẠI CƯƠNG
- Tăng kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp trong khoa hồi sức tích cực. Có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
- Kali máu bình thường từ 3,5-5,0mmol/l.
- Tăng khi kali > 5mmol/l.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào:
- Dấu hiệu lâm sàng: khi có biểu hiện lâm sàng bệnh nhân đã ở trong tình trạng nguy kịch như: loạn nhịp nhanh, rung thất, ngừng tuần hoàn.
- Dấu hiệu trên điện tim:
+ Nhẹ: sóng T cao nhọn đối xứng, biên độ >= 2/3 sóng R ở chuyển đạo trước tim.
+ Vừa và nặng: khoảng PR kéo dài, sóng P dẹt, QRS giãn rộng, sóng T và QRS thành một, dẫn đến ngừng tim.
- Xét nghiệm kali máu > 5mmol/l.

2. Nguyên nhân thường gặp
- Tăng kali máu do tăng đưa vào:
+ Truyền máu.
+ Truyền hoặc uống kali.
- Tăng kali máu do tăng chuyển từ trong tế bào ra ngoài tế bào:
+ Toan chuyển hóa.
+ Do hủy hoại tế bào (tiêu cơ vân, tan máu, bỏng...).
- Tăng kali máu do giảm bài tiết kali:
+ Suy thận.
+ Bệnh lí ống thận: toan ống thận typ 4.
+ Suy thượng thận.
- Thuốc (lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển, chống viêm không steroid, succinylcholin...).
3. Chẩn đoán phân biệt với giả tăng kali máu
- Tan máu hoặc thiếu máu khi lấy máu tĩnh mạnh, xét nghiệm sai.
- Tăng tiểu cầu và tăng bạch cầu.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Có biểu hiện xét nghiệm và dấu hiệu tăng kali máu trên điện tim
- Calci clorid 1g tiêm tĩnh mạch trong 2-3 phút. Nếu sóng T không thay đổi có thể lặp lại liều sau 5 phút.
- Furosemid 40-60mg tiêm tĩnh mạnh.
- Natri bicarbonat truyền 45mmol khi pH < 7,1.
- Kayexalat (Resonlum) uống 15-30g với 50g Sorbitol.
-10 UI insulin nhanh + 125ml glucose 20% truyền trong 30 phút.
- Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu.
2. Có biểu hiện xét nghiệm nhưng không có rối loạn trên điện tim
- Furosemid 40-60mg tiêm tĩnh mạnh (xem bài suy thận cấp).
- Kayexalat (Resonlum) uống 15-30g với 50g Sorbitol.
- Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu.
3. Tìm và điều trị nguyên nhân
- Lưu ý trong trường hợp toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do đál tháo đường điều trị nguyên nhân lả chính.
IV. PHÒNG BỆNH
- Thay đổi chế độ ăn ở những bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu.
- Không dùng những thuốc làm nặng tình trạng tăng kall máu.
- Những bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kì cần tuân thủ đúng lịch chạy thận.
Nguồn: BV Bạch Mai

Đăng nhận xét

0 Nhận xét