Bác sĩ lâm sàng cần nghĩ tới KHI: 1. Chỉ có 1-2% số bệnh nhân tăng huyết áp có nguyên nhân thứ phát. 2. Hãy nghĩ tới nguyên nhân thứ phát khi tăng huyết áp phát triển lần đầu tiên ở tuổi rất trẻ (<20 data-blogger-escaped-b="" data-blogger-escaped-c="" data-blogger-escaped-i="" data-blogger-escaped-l="" data-blogger-escaped-n="" data-blogger-escaped-nh="" data-blogger-escaped-tu="" data-blogger-escaped-v=""> 60 tuổi). 3. Hãy xem xét nguyên nhân thứ phát khi đang điều trị huyết áp mà đột nhiên nặng hơn đáng kể trong một thời gian ngắn và không có nguyên nhân nào khác. 4. Hãy xem xét ở bệnh nhân tăng huyết áp nặng và không có tiền sử gia đình của bệnh cao huyết áp. 5. Nghĩ tới tăng huyết áp do bệnh động mạch thận (renovascular hypertension) khi THA kèm với chức năng thận xấu đi hoặc BN xuất hiện suy thận cấp tính sau khi dùng thuốc ức chế men chuyển để điều trị THA 6. Xem xét nguyên nhân thứ phát nếu là tăng huyết áp kháng trị (không kiểm soát được HA dù đã phác đồ 3 thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu). 7. Nghĩ tới THA do u tế bào ưa chrom (pheochromocytoma) nếu BN có nhức đầu, đổ mồ hôi, lo lắng, và đánh trống ngực ở bệnh nhân tăng huyết áp.(Do tăng tiết catecholamin thường gặp ở BN u tủy tuyến thượng thận) 8. Ở các bệnh nhân lớn tuổi, với sự khởi phát mới hoặc tăng huyết áp ngày càng nặng, tăng huyết áp do bệnh ĐM thận (renovascular hypertension) là nguyên nhân phổ biến nhất. 9. Ở các bệnh nhân béo phì, với triệu chứng buồn ngủ vào ban ngày , hãy nghĩ tới HC ngừng thở thở khi ngủ (sleep apnea). Đây có thể là nguyên nhân thứ phát thường gặp nhất đối với tăng huyết áp. NGUYÊN NHÂN gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp: – Các bệnh về thận: như bệnh thận đa nang, bệnh cầu thận. – Chứng ngừng thở khi ngủ – Cường cận giáp – U tuyến thượng thận: khối u trong tuyến thượng thận làm tăng sản xuất các hormone adrenaline và noradrenaline. – Hẹp động mạch chủ:Do đó tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua động mạch chủ và đến phần còn lại của cơ thể, qua đó làm tăng huyết áp. – Hội chứng Cushing: bệnh lý này xảy ra khi thuốc corticosteroid, khối u tuyến yên hoặc các yếu tố khác làm cho tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều các hormone cortisol, làm tăng huyết áp. – Vấn đề chức năng tuyến giáp: khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp (hypothyroidism) hoặc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp), tăng huyết áp có thể xảy ra...
0 Nhận xét